Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 

Bảo vệ Thực vật

 

 

Nên pha loãng thuốc Bảo vệ thực vật với nước trước khi phun:

            - Theo cách áp dụng, thuốc Bảo vệ thực vật được chia thành hai nhóm chính: Cần pha loãng và không cần pha loãng trước khi phun.

            - Thuốc đang lỏng hoặc đang bột thường được vô chai, đóng gói cô đặc nên khi phun cần phải pha loãng với dung môi là nước.

            - Thuốc dạng hạt hoặc dạng cốm thường được chế biến cho tiện sử dụng nên chỉ cần rải hoặc rắc theo hàng trực tiếp trên đồng ruộng.

           

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật:

            - Thuốc Bảo vệ thực vật là thuốc độc. Độc đối với người, sinh vật và làm ô nhiễm môi trường.

            Người sử dụng thuốc phải biết được tính năng độc hại của các loại thuốc và cần phải được tập huấn để phòng ngừa và xử lý tai nạn rủi ro.

            Nhân viên phân phối thuốc và người bán thuốc phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng.

            Nên nhớ:

            + Không cho phép người không biết sử dụng thuốc đi phun xịt thuốc.

            + Cấm trẻ em và gia súc đến gần dụng cụ phun thuốc khi chưa được lau chùi sạch sẽ.

           

Những điểm nào cần lưu ý khi đọc nhãn thuốc Bảo vệ thực vật:

            - Hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ bàng tiếng địa phương trên mỗi loại thuốc. Nếu nhãn thuốc không có phần hướng dẫn thì phải có kèm theo tờ bướm hưỡng dẫn phụ. Phải đọc kỹ hưỡng dân sử dụng trước khi phun thuốc.

            Các điểm quan trọng cần lưu ý trên nhãn thuốc là:

            + Tên thương mãi, tên hoạt chất, công ty nào sản xuất?

            + Thuốc này phòng trừ loại dịch hại nào? Trên cây trồng?

            + Phương pháp sử dụng như thế nào?

            + Độ độc thế nào đối với người sử dụng?

            + Phòng độc như thế nào?

            + Những mặt nào cần chú ý để ngăn ngừa?

            + Có dư lượng nguy hiểm không? Thời gian cách ly an toàn sau khi phun?

 

            Một số dịch hại trong nông nghiệp:

            - Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người. Chúng có thể phá hỏng lương thực trong kho, nhà cửa.

            Các loại dịch hại là:

            + Sâu: Tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạng một lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng. Sâu gây hại hầu hết khi chúng còn non.

            + Nhện: Các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân. Nhện là loại gây hại trên bông, rau và cây ăn quả.

            + Ốc và sên: Là loại thân mềm và nhơt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng, còn loài sên thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn.

            + Tuyến trùng: Là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bàng mắt thường. Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng.

            + Gậm nhấm: Là loài chuột, sóc có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều biện pháp kết hợp với nông dân.

 

            Một số thuốc Bảo vệ thực vật và cách phân loại:

            - Thuốc Bảo vệ thực vật là loại hoá chất có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loại gậm nhấm… có khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực.

            - Thuốc Bảo vệ thực vật gồm các loại:

            + Thuốc trừ sâu.                                     + Thuốc trừ ve.

            + Thuốc trừ ốc, sên.                               + Thuốc trừ tuyến trùng.

            + Thuốc trừ gậm nhấm.                          + Thuốc trừ vi khuẩn.

            + Thuốc trừ nấm mốc.                            + Thuốc trừ cỏ.

            Thuốc Bảo vệ thực vật có hiệu lực đối với dịch hại bằng nhiều cách khác nhau như qua đường ruột, qua miệng, qua da, qua hít thở…

           

Chức năng của màng phủ nông nghiệp:

            - Màng phủ nông nghiệp, tiếng Anh là Argicultural films nông dân đồng bằng Sông Cửu long gọi là bạt, thảm, ni lông, mủ. Là vật liệu làm bằng nhựa dẻo, mỏng có hai mặt màu khác nhau chuyên dùng để phủ mặt liếp trồng rau.

            - Màng nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi để trồng ra ở nhiều nước trên thế giới. Do có nhiều ưu điểm:

            + Hạn chế sâu bệnh hại, nhất là giai đoạn cây còn nhỏ.

            + Ngăn chặn cỏ dại, cỏ không mọc được nơi mặt liếp có đậy màng phủ.

            + Điều hoà độ ẩm mặt đất: Độ ẩm đất ít biến động trong mùa mưa lẫn nắng, tiết kiệm nước.

            + Hạn chế mất phân bón: Màng phủ ngăn cản bốc hơi và rửa trôi phân, tiết kiệm phân bón.

            + Hạn chế lừng phèn, mặn ở các tháng mùa khô (2 - 4 dương lịch).

            + Hạn chết thiệt hại do chuột phá hại cây rau.

            + Vì vậy, màng phủ nông nghiệp tăng khả năng bảo vệ cây trồng giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao hơn mặt liếp không phủ.

            - Khuyết điểm:

            + Giá đầu tư cho sản xuất ban đầu cao.

            + Tàn dư màng phủ khó phân huỷ trong điều kiện tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

           

Màng phủ nông nghiệp áp dụng:

            - Không phải tất cả các loại rau đều phù hợp với việc áp dụng màng phủ nông nghiệp.

            - Các loại rau có thân lá đơn, hoặc thân leo bò, có thời gian sinh trưởng tương đối dài và thời gian thu hoạch kéo dài (thu hoạch nhiều lần) như dưa leo, dưa hấu, khổ qua, bí đao, bí rợ, bầu, mướp, cà phổi, ớt, cà chua, đậu đũa, đậu cove, đậu bắp thì rất thích hợp với màng phủ nông nghiệp.

            - Các loại rau thân lá nhỏ, trồng dầy đặc như các laọi cải (cải xanh, cải ngọt, xà lách), ngò rí, rau thơm… vì bộ lá rau luôn nằm sát mặt liếp, mặt màng phủ nóng nhất là buổi trưa nên cây bị mất nước nhiều, chậm lớn không nên trồng với màng phủ nông nghiệp.

           

            Các bước trồng rau khi có sử dụng màng phủ nông nghiệp:

            - Khi trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp bà con nên thực hiện theo các bước sau:

            - Lên liếp: Là khâu quan trọng đầu tiên của việc sử dụng màng phủ trong sản xuất rau.

            - Bón phân lót: Không thể thiếu được vì sau khi phủ liếp tưới thêm phân cho cây khó hơn và không mang lại hiệu quả cao.

            - Tưới nước: Nên tưới nhiều nước trước khi đậy màng phủ, để đỡ công tưới giai đoạn 2 tuần sau khi trồng.

            - Đậy màng phủ: Mặt màu xám bạc hướng lên trên, căng màng phủ thật thẳng trên bề mặt liếp, cố định màng phủ tránh gió tốc.

            - Đục lỗ màng phủ: Theo đúng khoảng cách trồng của từng loại rau, nên đục cho thẳng hàng để tiện việc chăm sóc sau này.

            - Trồng cây: Có thể gieo hột trực tiếp vào lỗ hoặc đặt cây con từ trong bầu đất.

           

            Các bón phân cho rau trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp:

            - Gồm bón lót và thúc:

            1. Bón phân lót.

            - Toàn bộ phân chuồng và khoảng 1/4 - 1/3 tổng lượng phân hoá học bằng cách rải, trộn đều trên liếp. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm, vì khi đã đậy màng phủ không dở ra để bón phân, vì tốn nhiều công lao động, phân bón lót trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

            2. Bón phân thúc: Có 2 cách.

            - Tưới phân vào gốc: Giai đoạn cây nhỏ (dưới 20 ngày tuổi) dùng lon, ấm hoặc thùng vòi pha phân loãng tưới ngay gốc cây (trong lỗ trồng cây) chỉ sử dụng các loại phân dễ tan (UREA hoặc DAP) với số lượng ít.

            - Rải phân vào đất: Thường 2 lần vào các ngày (15 - 20 ngày và 30 - 40 ngày sau khi trồng, đối với rau ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, đậu đũa, đậu cove… rải 3 lần đối với rau dài ngày như cà chua, ớt, cà phổi, đậu bắp (ngoài 2 lần trên bón thêm 1 lần 50 - 60 ngày). Mỗi lần khoảng ¼ tổng lượng phân, có đủ các thành phần dinh dưỡng NPK.

            3. Cách bón phân.

            - Đục lỗ giữa 2 gốc cây rau hoặc 2 bên hàng cây, có thể dùng tre đyường kính 2-3 cm đầu nhọn xom xuống đất sâu khoảng 10 cm hay dùng dao chét, bỏ phân vào lỗ. Với cách này phân bón được sử dụng có hiệu quả.

           

Cách giữ ngọn dưa hấu không bị gió lay gốc khi cây chưa bò khỏi mặt màng phủ:

            - Ở vùng có gió mạnh hoặc gió đổi chiều, dưa hấu mới bò ngọn chưa ra khỏi mặt liếp dễ bị gió làm bật ngọn, gốc bị lung lay, ảnh hưởng đến bộ rễ, cây tăng trưởng chậm. Nhiều nông dân khắc phục bằng cách:

            - Chặt nhánh cây nhỏ có chán ba dài 7 - 10 cm hoặc chẻ tre hay dùng thân cỏ cứng bẻ gập lại ghim lên mặt màng phủ cách ngọn khoảng 10 cm để giữ thân dưa.

            - Rải một ít rơm hoặc cỏ khô lên mặt màng phủ phía dây dưa bò để dây có chỗ bám.

 

            Rau sạch:      

- Theo suy nghĩ đơn thuần của các bà nội trợ thì đó là rau sạch, sạch về hình thức đẹp mẫu mã bên ngoài. Nhưng quan điểm rau sạch hiện nay thì không chỉ chú ý hình thức bên ngoài mà cái chính là đánh giá về chất lượng bên trong.

            - Rau được gọi là sạch có nghĩa là khi rau đến tay người tiêu dùng các chỉ tiêu về chất lượng phải dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới như độ tồn dư thuốc hoá học (chủ yếu là thuốc trừ sâu), nitrat (phân đạm), kim loại nặng và không chứa các vi sinh vật gây bệnh.

 

            Rau đối với sức khoẻ con người:

            - Rau có ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng của con người, chứa nhiều sinh tố, chất khoáng và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

            - Sinh tố chứa nhiều trong rau gồm sinh tố C (ớt, cà chua, cải bắp, cải bông, rau dền, dưa chuột, rau muống, cần tây); sinh tố A (trong rau có màu đỏ, màu cam như cà rốt, ớt, bí đỏ, cà chua, bố xôi, cần tây); sinh tố P (cà rốt, củ dền, ớt ngọt)…

            - Chất khoáng quan trọng cho cơ thể gồm có Phospho, Calci, Kali, Natri và sắt. Calci và Phospho cần cho sự phát triển của các tế bào xương, Kali tham gia điều khiển quá trình trao đổi nước trong cơ thể, chất sắt có giá trị sinh học rất lớn vì sắt là thành phần cấu tạo hồng huyết cầu, sắt chứa nhiều trong rau cải, củ cải trắng, cà chua.

            - Chất xơ giúp tăng thể tích tiếp xúc cúa thức ăn với dịch tiêu hoá, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng. Chất xơ có khả năng kích thích chức năng như động và tiết dịch của ruột, giúp cơ thể chống bệnh táo bón.

           

Cần thiết phải trồng rau sạch:

            + Bảo đảm sức khoẻ người trồng cũng như người tiêu dùng, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng và môi sinh.

            + Do quy trình sản xuất hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hoá học nên giảm chi phí sản xuất.

            + Rau sạch bán với giá cao gấp đôi ba lần cho các nhà hàng, khách sạn và xuất khẩu.

           

Những yếu tố nào làm rau không sạch:

            - Rau không sạch là do trong quá trình canh tác nông dân đã không thực hiện đúng một trong các quy định sau:

            + Sử dụng thuốc trừ sâu: Dùng không đúng cách và quá nhiều các loại thuốc hoá học bảo vệ cây trồng nên dư lượng các chất hoá học cao.

            + Sử dụng phân hoá học: Dùng không hợp lý liều lượng phân đạm, lân, kali. Bón lót ít, kéo dài thời gian bón thúc đến thời điểm thu hoạch gây tích luỹ thừa ni trat (NO3).

            + Sử dụng nước tưới: Nguồn nước tưới không sạch hoặc nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải của các khu công nghiệp nên tích luỹ nhiều kim loại nặng,

            + Sử dụng phân hữu cơ: Phân hữu cơ (như phân bắc, heo, trâu bò, rác rưỡi đô thị… và nước tiểu) chưa qua xử lý tức là đã sử dụng hình thức truyền tải trứng giun sán và các yếu tố gây bệnh đường ruột cho người.

            Cách nhận biết rau sạch và rau bị ô nhiễm:

            - Bằng mắt thường không thể nào phân biệt được rau sạch và rau bị ô nhiễm, chỉ được phân biệt khi rau được phân tích trong phòng thí nghiệm hay bằng thiết bị hiện đại kiểm tra nhanh.

            - Vì vậy, rau được sản xuất sạch thường được bán riêng ở trong siêu thị hay các cửa hàng.

            - Sản phẩm rau thường được đóng gói và có nhãn hiệu xác định rau sạch của các cơ quan có chức năng.

 

 Về đầu trang Bản in Trang chủ

Các tin liên quan:

Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content