Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Giới thiệu » Chức năng - Nhiệm vụ

Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

Thực hiện Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI), Quy định số 07-QĐ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

    


HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BCH HND TỈNH NINH THUẬN

*

Số:  02-QĐ/HNDT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Ninh Thuận, ngày  05  tháng 01 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

_______________________________ 


BAN THƯỜNG VỤ HỘI NÔNG DÂN TỈNH NINH THUẬN

 

- Căn cứ Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện;

- Căn cứ Hướng dẫn 129 –HN/HNDTW ngày 4/5/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về thực hiện Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện;

- Căn cứ Quy định số 07-QĐ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

- Căn cứ Công văn 1023-CV/TU ngày 28/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện;

- Căn cứ thông báo số 01-CV/ĐĐ-HNDT ngày 03/01/2017 của Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh về kết quả cuộc họp Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh;

- Theo đề nghị của Ban Tổ chức – Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này là “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận”.

Điều 2: Ban Thường vụ, các Ban chuyên môn, Văn phòng và các đơn vị trực thuộc cơ quan Hội Nông dân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; thay thế cho các quyết định trước đây quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh./.

 

Nơi nhận:

- Ban Thường vụ tỉnh ủy (b/c)

- Ban Tổ chức, Ban Dân vận tỉnh ủy

- Như Điều 2;

- Lưu VP-BTC-KT.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

 

Kiều Như Bổn

 

 

 

QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02-QĐ/HNDT ngày 05/01/2017

của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận)

_________________

 

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện theo Quy định số 07-QĐ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Thuận và hướng dẫn 129-HD/HNDTW ngày 04/5/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về thực hiện Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện;

Điều 2: Tổ chức - bộ máy, biên chế

Tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân tỉnh gồm có: Lãnh đạo (Thường trực), 5 phòng, ban chuyên môn và 1 đơn vị trực thuộc cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

Biên chế cơ quan Hội Nông dân tỉnh tối thiểu là 21 người (không tính đơn vị sự nghiệp trực thuộc); Biên chế cụ thể hàng năm do Thường trực tỉnh uỷ xem xét, quyết định; được phân bổ cụ thể như sau:

   * Lãnh đạo (Thường trực): 4 biên chế (gồm Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch)

* Các phòng, ban chuyên môn:

  + Văn phòng: 5 biên chế  (gồm Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng và 03 chuyên viên, cán sự...)

  + Ban Tổ chức - Kiểm tra:  2 biên chế (gồm Trưởng ban và Phó Trưởng ban hoặc chuyên viên)

  + Ban Kinh tế - Xã hội:    4 biên chế (gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và  02 chuyên viên)

  + Ban Tuyên giáo:   3 biên chế  (gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và 01 chuyên viên)

  + Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân: 3 biên chế  (gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và chuyên viên)

  * Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Nông dân tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động; thực hiện theo Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo (Thường trực), các phòng ban tham mưu, giúp việc của cơ quan Hội Nông dân tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hội Nông dân được xác định tại Quy định số 07-QĐ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Thuận và Hướng dẫn 129-HD/HNDTW ngày 4/5/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội định hướng chức năng, nhiệm vụ, số lượng lãnh đạo và biên chế các cơ quan tham mưu, giúp việc Hội Nông dân cấp tỉnh (theo khung biên chế của cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh tối thiểu là 21 người); trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ của từng vị trí việc làm cụ thể:

1. Lãnh đạo (Thường trực): Số lượng 04 người, gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

a. Chủ tịch: Lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và Trung ương Hội về công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh; chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ, công tác xây dựng Hội; công tác xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; công tác đối ngoại; Chỉ đạo hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh; công tác thi đua khen thưởng; Chủ tài khoản của cơ quan và Ban quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân. Trực tiếp phụ trách Ban Tổ chức - Kiểm tra;

b. Các Phó Chủ tịch:

- Phó Chủ tịch Thường trực: Chỉ đạo công tác Văn phòng, tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; công tác đối nội của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; chỉ đạo hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công và ủy quyền. Phụ trách Văn phòng và hoạt động của Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh;

- Phó Chủ tịch: Chỉ đạo lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội; Triển khai tổ chức các phong trào thi đua của Hội; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể; chuyển giao khoa học kỹ thuật; chỉ đạo một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công và ủy quyền. Phụ trách Ban Kinh tế-Xã hội; Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh.

- Phó Chủ tịch: Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục của Hội; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; chương trình phối hợp lĩnh vực quốc phòng - an ninh, dân tộc, tôn giáo, trợ giúp pháp lý...; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công và ủy quyền. Phụ trách Ban Tuyên giáo.

2. Văn phòng.

2.1. Chức năng

a. Tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan tổ chức điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo. Thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan.

b. Phục vụ các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan.

c. Quản lý tài sản, tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các Ban, đơn vị trực thuộc.

2.2. Nhiệm vụ

a. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và các công việc cụ thể theo sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

b. Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của cơ quan.

c. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; soạn thảo, thẩm định nội dung, thể thức các loại văn bản của Hội Nông dân tỉnh trước khi trình ký và phát hành; tổ chức in, sao và phát hành văn bản.

d. Phối hợp với Ban Tổ chức - Kiểm tra hướng dẫn, theo dõi và tham mưu công tác thi đua, khen thưởng.

e. Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

f. Tổ chức thực hiện công tác văn thư - lưu trữ.

g. Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Thường vụ, Thường trực, Thủ trưởng cơ quan và hoạt động thường xuyên của các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh theo quy định.

h. Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

i. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

2.3. Tổ chức bộ máy và  xác định vị trí việc làm cụ thể như sau:

* Số lượng 5 người, gồm Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng và các chuyên viên, cán sự.

- Chánh Văn phòng: Phụ trách chung, tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; công tác thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; soạn thảo, thẩm định nội dung, thể thức các loại văn bản của Hội Nông dân tỉnh trước khi trình ký và phát hành; tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Phó Chánh Văn phòng: tham mưu công tác tổng hợp; công tác thi đua, khen thưởng; công tác hành chính quản trị, quản lý tài sản, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các ban, đơn vị trực thuộc.

- Chuyên viên: tổng hợp và theo dõi công tác thi đua khen thưởng.

- Cán bộ kế toán: tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan về công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đơn vị. Kể cả nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn của các chương trình dự án do Hội Nông dân tỉnh thực hiện.

- Cán bộ Văn thư, lưu trữ, thủ quỹ cơ quan kiêm thủ quỹ các dự án và Quỹ hỗ trợ nông dân.

3. Ban Tổ chức - Kiểm tra

3.1. Chức năng

a. Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh; xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

b. Tham mưu thực hiện công tác kiểm tra và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hệ thống Hội.

c. Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ về công tác trợ giúp pháp lý, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.

3.2. Nhiệm vụ

a. Tham mưu, giúp việc Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh về công tác cán bộ, tuyển chọn, bố trí, xắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, đề bạt, quản lý cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh; Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ quan.

b. Tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; tham mưu hiệp y với cấp uỷ về công tác cán bộ chủ chốt của Hội Nông dân cấp huyện, thành phố.

c. Phối hợp, hướng dẫn và tham mưu công tác Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật trong hệ thống Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở.

d. Kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội.

e. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân và chức năng, nhiệm vụ của Hội; tham gia ý kiến phản biện các văn bản dự thảo khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.

f. Phối hợp với các ban, đơn vị kiểm tra việc triển khai các chương trình, dự án của Hội theo quy định.

g. Tham mưu giải quyết đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

h. Tham mưu, hướng dẫn và phối hợp thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp. Định hướng nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội.

i. Thực hiện công tác văn phòng của Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh.

k. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác quân sự cơ quan.

l. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

3.3. Tổ chức bộ máy và  xác định vị trí việc làm cụ thể như sau:

* Số lượng 2 người, gồm Trưởng ban và Phó Trưởng ban hoặc chuyên viên.

- Trưởng Ban: Phụ trách chung, trực tiếp tham mưu về công tác cán bộ cơ quan, cán bộ chủ chốt các đơn vị trực thuộc. công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Giữ mối liên hệ thường xuyên với Đảng đoàn, Ban Thường vụ, lãnh đạo các ban, đơn vị, Hội Nông dân các huyện, thành phố trực thuộc. Tham mưu về công tác xây dựng Hội, công tác phát triển hội viên, công tác cán bộ Hội cơ sở, xây dựng tổ chức cơ sở Hội; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội.

- Phó Trưởng Ban (hoặc chuyên viên): Tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, trợ giúp pháp lý, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng; công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá cán bộ; chế độ chính sách đối với cán bộ Hội; công tác quân sự cơ quan. Tham mưu công tác thống kê, tổng hợp số liệu tổ chức, lưu trữ hồ sơ, công tác nội vụ; tổng hợp kết quả công tác xây dựng Hội và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo ban phân công.

4. Ban Tuyên giáo

4.1. Chức năng

a. Nghiên cứu, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân để phản ánh, tham mưu kịp thời với các cấp bộ Hội có biện pháp giải quyết.

b. Tham mưu giúp Ban Thường vụ về công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân. Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác tuyên truyền giáo dục trong hệ thống Hội.

c. Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh; công tác dân tộc, tôn giáo.

4.2. Nhiệm vụ

a. Tham mưu nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội cấp trên, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân. Nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên để tham mưu giải pháp kịp thời.

         b. Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh; tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia giữ gìn và bảo đảm an ninh nông thôn, an ninh biên giới, biển đảo. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn nông thôn. Hướng dẫn và tổ chức phong trào “Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng - an ninh”.

c. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên. Biên tập đề cương tuyên truyền, bản tin, tài liệu sinh hoạt cho hội viên. Quản lý và phát triển Website của Hội Nông dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để giới thiệu các hoạt động của Hội, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo.

d. Tham mưu triển khai các chương trình phối hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục. Hướng dẫn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng trong cán bộ, hội viên.

c. Tham mưu cho Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nội dung và giải pháp về công tác dân tộc, tôn giáo.

f. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội.   

4.3. Tổ chức bộ máy và  xác định vị trí việc làm cụ thể như sau:

* Số lượng 3 người, gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và chuyên viên.

- Trưởng Ban: Phụ trách chung, trực tiếp tham mưu về công tác tuyên truyền giáo dục của Hội, định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên; nội dung, tiêu chí xây dựng hình mẫu người nông dân trong thời kỳ mới. Phối hợp Ban Tổ chức-Kiểm tra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội.

- Phó Trưởng Ban (hoặc chuyên viên): Tham mưu công tác nắm bắt dư luận xã hội, diễn biến tư tưởng của cán bộ, hội viên; Tham mưu về công tác dân tộc, tôn giáo; công tác quốc phòng - an ninh và thực hiện các nhiêm vụ khác do lãnh đạo ban phân công.

- Chuyên viên: Tham mưu về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào, các cuộc vận động về xây dựng gia đình văn hóa ở thôn, khu phố; xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tài liệu sinh hoạt, bản tin và quản lý Website của Hội Nông dân và thực hiện các nhiêm vụ khác do lãnh đạo ban phân công.

5. Ban Kinh tế - Xã hội

5.1. Chức năng

a. Tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phát động và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội.

b. Tham mưu, đề xuất kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách về lĩnh vực kinh tế - xã hội, dân số, gia đình; chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

c. Tham mưu ký kết và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5.2. Nhiệm vụ

                   a. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”; phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”.

         b. Hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn...              

         c. Tham mưu với Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, với các Sở, ban, ngành của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp; các vấn đề xã hội ở nông thôn; dạy nghề và hỗ trợ nông dân.

         d. Xây dựng các mô hình công tác xã hội, dân số, gia đình, tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ nông dân thuộc lĩnh vực xã hội, dân số, gia đình.

         e. Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, triển khai các chương trình, đề án, dự án về xã hội, dân số, gia đình như: giảm nghèo bền vững, ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng chống lao, giáo dục nâng cao nhận thức và bài trừ các hủ tục lạc hậu ở nông thôn…

         f. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

5.3. Tổ chức bộ máy và  xác định vị trí việc làm cụ thể như sau:

* Số lượng 4 người, gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và chuyên viên.

- Trưởng Ban: Phụ trách chung, tham mưu thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp; xây dựng và phát triển các mô hình về phát triển kinh tế. Tham mưu xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về kinh tế, khoa học công nghệ...

         - Phó Trưởng Ban (hoặc chuyên viên): Tham mưu triển khai các phong trào thi đua trong hệ thống Hội; chương trình phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp, các vấn đề xã hội ở nông thôn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân; thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo ban phân công.

- Phó Trưởng Ban (hoặc chuyên viên): Tham mưu tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới; thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo ban phân công.

         - Chuyên viên: Tham mưu, xây dựng các mô hình công tác xã hội, dân số, gia đình, môi trường…; thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo ban phân công.

6. Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh

6.1. Chức năng

a. Tham mưu Ban Thường vụ xây dựng, quản lý, phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân; phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế giúp nông dân tạo vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

b. Giúp Ban Thường vụ điều hành hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân; tham mưu ký kết và triển khai chương trình phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp.

6.2. Nhiệm vụ

a. Tham mưu cho Ban thường vụ công tác điều hành, quản lý vốn, tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân và quản lý phí ủy thác theo đúng quy định của nhà nước; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, chương trình phối hợp tạo vốn cho nông dân.

b. Triển khai thực hiện các kế hoạch của Ban Thường vụ về tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân; tăng dư nợ tín dụng ủy thác thông qua các chương trình phối hợp, nghị quyết liên tịch với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

c. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân; thực hiện chương trình giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất; phối hợp với Ban kinh tế-xã hội xây dựng các mô hình phát triển kinh tế thông qua nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

d. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, hoạt động của Hội Nông dân cấp xã về các nội dung liên quan đến Quỹ hỗ trợ nông dân; tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.

e. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức tài chính, tín dụng, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và Trung ương Hội về các chính sách tín dụng, ngân hàng, xây dựng phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân và các hoạt động tạo vốn khác đến cán bộ, hội viên, nông dân; tập huấn, hướng dẫn hội viên, nông dân quản lý, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả.

f. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh.

6.3. Tổ chức bộ máy và  xác định vị trí việc làm cụ thể như sau:

* Số lượng 3 người, gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và chuyên viên.

- Trưởng Ban: phụ trách chung; tham mưu vận động xây dựng, tạo nguồn vốn; quản lý, điều hành nguồn vốn; phối hợp với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong quá trình khai thác, vận động nguồn vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Phó Trưởng Ban (hoặc chuyên viên): Tham mưu công tác nghiệp vụ về quản lý quỹ; Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; tham mưu công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.

- Chuyên viên: Phụ trách tổng hợp tình hình hoạt động Quỹ, các nguồn vốn ủy thác; tham mưu triển khai các biện pháp nghiệp vụ cho vay, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ;

7. Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp Hội Nông dân tỉnh.

- Thành lập theo Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;

- Tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Ninh Thuận./.

 

 

 

Ban biên tập, Hội ND tỉnh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content