Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 

Hạn mấy mía Hòa Sơn vẫn tốt

Nghề trồng mía đang được nhiều hộ hội viên nông dân xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn quan tâm đầu tư. Vụ mùa năm 2015-2016 cây mía đã đem về khoản thu nhập khá cho gia đình chị nông dân Đoàn Thị Hoa, bỏ túi 250 triệu đồng.

 

            Gia đình chị Đoàn Thị Hoa, thôn Tân Lập, xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn trồng 4ha mía giống K8, cho năng suất đạt 310 tấn/vụ. Với giá bán ổn định cho nhà máy mía đường Phan Rang là 800.000đồng/tấn cho thu nhập đạt 250 triệu đồng/năm. Giống mía K8 là loại giống cây mía mới, rất chịu hạn, phù hợp với vùng đất ven đồi của vùng Hòa Sơn này. Chị Hoa có đến 18 năm theo đuổi nghề trồng mía. Căn nhà của chị Hoa, nằm mặt đường cách trung tâm xã 200m, cách vườn mía khoảng 800m theo hướng Phan Rang đi Đà Lạt. Với vườn mía 4ha nằm kề nhánh dòng chảy từ Sông Pha của hồ Đơn Dương chảy xuống Phan Rang.

Chị Đoàn Thị Hoa, thôn Tân lập, xã Hòa sơn, huyện Ninh Sơn chăm sóc vườn mía

Chị Hoa cho biết khi mới lên vùng đất này lập nghiệp, gia đình chị chỉ phát triển cây mì, chứ chưa nghĩ gì về cây mía cả. Nhưng cơ duyên đã đến với chị khi nhà máy mía đường Phan Rang tổ chức hội nghị tập huấn khách hàng là chị đăng ký tham gia. Lúc đó chị trồng 1ha mía giống MI cho năng suất không bằng giống K8 như bây giờ. Chị nghĩ với khu đất màu mở, rộng rãi như thế này mà chỉ trồng từng này mía là không bảo đảm cho cuộc sống gia đình với năm miệng ăn. Sau bao năm trăn trở, vừa trồng mía, vừa học hỏi. Chị đã tiến hành chuyển hẳn sang trồng giống mía K8 theo quy trình kỹ thuật sản xuất mía thương phẩm. Nhờ vậy chị đã mày mò cho ra đời những cây mía có kích thước to hơn giống MI cũ. Mía lại nhiều đường được nhà máy thu mua hết không sợ đọng hàng.

Chị Hoa phân tích, với vùng đất này điệp khúc nắng hạn cứ hết năm này rồi đến năm khác cứ tiếp diễn mãi. Bởi nơi đây có lượng mưa ít nhất cả nước. Để chủ động nguồn nước chị đã bỏ ra trên 70 triệu đồng thuê máy về đào một cái hồ chứa nước với diện tích trên 500m2, độ sâu trên 15m. Đầu tư đường điện dài trên 500m theo hạng mục điện sản xuất nông nghiệp để kéo điện ra vườn mía. Hàng năm cứ vào thời điểm thu hoạch mía là chị thuê máy về nạo vét hồ một lần. Với mục đích đào hồ là để chứa nước và chủ động nguồn nước tưới cho 4ha mía của chị. Nếu không chủ động được nguồn nước từ nhánh Sông Pha chảy về thì hồ đào sâu cũng bảo đảm mạch ngang giống như giếng vậy. Hồ luôn có nước. Cho nên chị luôn chủ động được nguồn nước để tưới vườn mía. Với chị đầu tư hệ thống máy bơm chuyền từ dòng chảy vào hồ, rồi bơm từ hồ lên các phân lô mía. Bơm theo kiểu giáp vòng. Cứ ngày hôm nay bơm cho phân lô này thì ngày mai lại bơm cho phân lô khác. Điều chú trọng của cây mía là khâu chăm sóc. Bởi mía là cây dễ bị sâu nên cần phải làm cỏ, thăm đồng liên tục theo quy trình kỹ thuật chỉ dẫn của các nhà kỹ sư ngành mía đường hướng dẫn mới cho cây mía to, nhiều độ đường.

Với 4ha mía của chị có 3 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập ổn định. Công lao động của chị Hoa chủ yếu là làm cỏ mía, châm phân, chạy nước và chăm sóc và thu hoạch mía. Những việc còn lại trông coi, canh gác, theo dõi tiến độ sự phát triển của cây mía. Anh Việt chồng chị Hoa bộc bạch: Gia đình tôi chỉ trồng mía quanh năm suốt tháng, không trồng mía cho thu nhập phát triển kinh tế gia đình mà còn làm mía theo sở thích đam mê gắn bó với nghề mía bao năm nay. Nuôi ba con ăn học đàng hoàng. Ngoài những khách hàng đến mua mía nhỏ lẻ để về bán nước mía. Nhưng chị cho biết gia đình có mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà máy mía đường. Hàng năm chị đều được nhà máy mời dự các hội nghị khách hàng. Thông qua hội nghị khách hàng sản phẩm mía của gia đình chị được nhà máy thu mua ổn định, không sợ ứ đọng hàng.

Thấy mía của chị Hoa có tiểm năng tiêu thụ, đã có nhiều lời đề nghị đầu tư mở rộng diện tích nhưng gia đình chị từ chối. Giữ nguyên diện tích sản xuất hiện có. Bởi theo chị sản xuất chừng này là phù hợp, quan trọng là khâu chăm sóc, mà cho ra sản phẩm mía tốt, có chất lượng, mới giữ được nghề, uy tín với nhà máy. Nếu trồng ra hàng trăm tấn mía mà sản phẩm không có chất lượng, thì uy tín nghề trồng mía sẽ mất đi. Nghề trồng mía phải mày mò, sáng tạo, biết áp dụng khoa học-kỹ thuật, trong khâu chăm sóc cây mía sao cho cây mía to, nặng, có độ đường cao, nhìn đẹp mắt, rẻ hơn bởi số lượng lớn và đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm. 

Chị Đoàn Thị Hoa đang chăm sóc bò vỗ béo    

Ngoài ra chị còn trồng 2.000m2 cỏ để nuôi 3 con bò. Trong đó có 1 con bò đực để phục vụ cày vun hàng, xới gốc cho mía. Còn 2 con còn lại là nuôi vỗ béo, nuôi nhốt. Cứ đầu năm nuôi một cặp bò cuối năm bán trừ chi phí cho thu nhập trên 20 triệu đồng/lứa.

Chị Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết chị Đoàn Thị Hoa là một gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Ngoài việc biết sản xuất làm kinh tế giỏi, nuôi các con ăn học đàng hoàng, chị còn tham gia sinh hoạt tổ chức Hội, đóng góp tiền xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân do xã vận động và các hoạt động khác.

Xuân Nông, Hội ND tỉnh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content